New GM - "Sự hủy diệt mang tính sáng tạo"?

Người đăng: Unknown on Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

sangtaodoimoi.blogspot.com dẫn từ nguồn: http://vietbao.vn/O-to-xe-may/New-GM-Su-huy-diet-mang-tinh-sang-tao/61005502/350/


Sau khi General Motors (GM) đệ đơn xin bảo hộ phá sản, nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng về sự sụt đổ nhanh chóng của “gã khổng lồ” một thời này. Giới truyền thông cũng như các chuyên gia phân tích đã tốn nhiều giấy mực để bình luận về sự thất bại của GM cũng như sự hình thành New GM trong tương lai.

"Sự hủy diệt mang tính sáng tạo"
Trong bài bình luận của mình, nhà kinh tế John Steele Gordon đã ví GM phá sản là trường hợp của “creative destruction – sự hủy diệt mang tính sáng tạo”.
Sự hủy diệt mang tính sáng tạo là khái niệm do nhà kinh tế, chính trị người Áo Joseph Schumpeter đặt ra năm 1942 trong công trình mang tên Chủ nghĩa Tư bản, Chủ nghĩa Xã hội và Dân chủ, dùng để chỉ "quá trình biến đổi công nghiệp, liên tục cách mạng hóa cơ cấu kinh tế từ bên trong, liên tục phá hủy cái cũ, liên tục tạo ra cái mới".
Nói một cách khác, sự hủy diệt mang tính sáng tạo xảy ra khi một cái gì đó mới mẻ giết chết một cái cũ. Ví dụ điển hình là máy tính cá nhân. Ngành công nghiệp này, đứng đầu là Microsoft và Intel, đã hủy diệt nhiều công ty sản xuất máy tính mainframe. Nhưng nhờ làm như vậy mà các nhà sáng lập doanh nghiệp đã tạo ra một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ này.
Hình ảnh GM được tạo lập trong hầu hết môi trường Tư bản. Một số người cho rằng GM đã chiếm vị thế gần như độc quyền ở Mỹ trong một thời gian dài. Đó là sự thật cho đến năm 1970, nhưng khi các thương hiệu Nhật Bản xuất hiện và sự cạnh tranh gay gắt, việc cần thiết phải đổi mới đã trở nên rõ ràng. Điều này xảy ra cách đây gần 40 năm. Trong nhiều thập kỷ qua GM đã không có được thành công trong việc chuyển đổi, và kiện toàn cơ cấu tổ chức, các quy trình nội bộ và có lẽ quan trọng nhất là chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Vì vậy “sự huỷ diệt mang tính sáng tạo” đã không thực sự xảy ra.
Fritz Henderson, Giám đốc điều hành của GM thừa nhận rằng: “Chúng tôi cần phải thực hiện một số thay đổi quan trọng trong nền văn hoá của chúng tôi”. Tuy nhiên, thay đổi văn hoá trong công ty là điều khó thực hiện được. Đặc biệt khi mà đội ngũ quản lý “cũ” vẫn đương nhiệm chức vụ. Ông còn nói thêm “Hiệu quả mang lại thành công chính là bài học từ sự thất bại”. Ông cho biết là bản thân ông cũng đã làm việc cho GM trong 25 năm và cũng từng giữ vai trò là nhà quản lý trong một thời gian dài.
Không có gì đáng ngạc nhiên, một hình ảnh GM mới chưa có sức thuyết phục: Đội ngũ quản lý “cũ”, mô hình dập khuôn, ít sáng tạo của GM như là một công ty chỉ dựa vào người tiêu dùng, chưa có sự lay chuyển về sự đổi mới thực sự. Mặc dù vậy một ngày gần nhất GM sẽ có được vị thế để tư bản hoá nhờ vào những chiếc xe giành được giải thưởng, cũng như các sản phẩm mới tung ra thị trường
New GM sẽ có cơ hội gây dựng lại hình ảnh của mình với hoạt động kinh doanh và thương hiệu tốt nhất, trong đó các doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc đóng một phần quan trọng. Thành công chung của GM tại lục địa này nhờ sự tỏa sáng trong phân khúc xe du lịch, bất chấp áp lực ngày càng gia tăng từ các đối thủ cạnh tranh.
Để đảm bảo cho sự thành công bền vững, những ý tưởng đổi mới không chỉ là vấn đề then chốt trong các cấp quản lý của GM China, mà còn phải được thể hiện ở tất cả các bộ phận còn lại của công ty mới.
Quyết định thay đổi văn hóa công ty và thực hiện quá trình đổi mới sẽ dần dần cho thấy liệu GM tái sinh sẽ là một trường hợp “sự hủy diệt mang tính sáng tạo” hay là “bình mới rượu cũ”. Câu trả lời sẽ chỉ được biết khi quá trình bảo hộ phá sản của GM hoàn thành.



----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét