Tính hủy diệt của sáng tạo

Người đăng: Unknown on Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

TÍNH HỦY DIỆT CỦA SÁNG TẠO.
1. Sáng tạo hủy diệt môi trường.
Đệ tử:
-         Phải chăng sáng tạo/đổi mới chỉ mang lại những điều tốt đẹp, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Cái gì cũng có tính hay mặt! Lịch sử chứng tỏ rằng con người càng sáng tạo/đổi mới thì môi trường thiên nhiên càng kiệt quệ. Nào là thủng tầng ôzone, nào là nước biển dâng, nào là El Nino, nào là La Nina, nào là lũ lụt bất thường, nào là ô nhiễm sông ngòi, nào là ô nhiễm nước ngầm, nào là ô nhiễm không khí, nào là ô nhiễm kim loại nặng,… Vào một ngày không xa, con người sẽ nhận lấy hậu quả sáng tạo/đổi mới của chính mình.

Càng thông minh cây càng trụi. (ảnh: nguồn Internet)

Đệ tử:
-         Với tư cách là một loài sinh vật, loài người xuất phát từ đâu trong quá khứ và sẽ đi về đâu trong tương lai, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Loài người xuất hiện từ đại dương cổ đại Paleo-Tethys, nhưng lại làm ô nhiễm đại dương đương đại nên không biết mai này sẽ đi về đâu. Có lẽ đàn ông tản cư lên sao Hỏa, đàn bà tản cư lên sao Kim để lây lất thêm một thời gian nữa. Đó là lý do vào thời computer các dự án đưa người vào vũ trụ được tiến hành lia chia. Trong giai đoạn quá độ, những người được bay lên vũ trụ đều bay về chứ chưa bay đi luôn.

Hành trình sáng tạo của loài người. (ảnh: nguồn Internet)

2. Sáng tạo hủy diệt văn hóa.
Đệ tử:
-         Vào thời computer hiếm khi xuất hiện những bài thơ tình bất hủ thiên thu, phải chăng các nhà thơ chuyển sang hành nghề lập trình software hay quản trị mạng máy tính, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Cũng như sản xuất rượu, bia, giấm, cơm mẻ, dưa chua,… sản xuất thơ cũng cần có chất men! Cảm xúc của các nhà sản xuất thơ chính là chất men và để lên men cần có sự xa mặt cách lòng trong tình yêu.
Đệ tử:
-         Thời nào con người cũng có cảm xúc dạt dào đấy thôi, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Không đâu! Chính điện thoại di động đã phá nát sự thăng hoa vì đã kết nối con người mọi lúc mọi nơi. Vào thời đồ đá, cách nhau chỉ có cái giậu mùng tơi xanh rờn nhưng hai người vẫn không dám connectvới nhau. Trong khi đó vào thời computer, các phương tiện thông tin liên lạc như: phone, sms, mms, webcam, chat, email, facebook, icq, blog, skype,… đã làm cho thơ thấp thoáng hình hài con cóc tía.
-         Con hãy lên men cảm xúc của mình khi lắng nghe bài hát HAI SẮC HOA TIGÔN qua tiếng hát của nữ ca sĩ Như Quỳnh khắc rõ:



HAI SẮC HOA TI GÔN
T.T.K.H.

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi cảm thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc 
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thuờng hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: "Hoa, dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi!"

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng,
Là chút lòng trong chẳng biến suy!"

Đâu biết một đi một lỡ làng,
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tôi buồn lắm,
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.

Từ đấy, thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha!

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu nhạt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngó đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng
  
Hoa Tigôn trên bờ rào nhà nàng T.T.KH. (ảnh: nguồn Internet)
Đệ tử:

-         Về phong thái, con người có bị ảnh hưởng bởi sáng tạo/đổi mới không, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Vào thời đồ đá, con người giao tiếp mặt đối mặt với nhau nên phong thái thật là đĩnh đạc. Trong khi đó, vào thời computer con người giao tiếp gián tiếp qua không gian ảo nên phong thái rặt một khuôn như bánh đúc lạ lắm. Khi công nghệ kết nối con người càng gần nhau hơn về thông tin thì con người có xu hướng càng xa nhau hơn về tâm hồn.

Sự khác biệt về phong thái giữa thời đồ đá và thời computer. (ảnh: nguồn Internet)
Đệ tử:

-         Quan trọng hóa mấy vấn đề cỏn con này làm chi, thưa sư phụ tiên sinh!
Sư phụ:
-         Vấn đề nghiêm trọng lắm! Người ta dự bói được rằng chỉ trong thế kỷ 21 sau Tây lịch có thể có đến 50-90% ngôn ngữ biến mất. Ngôn ngữ là công cụ tối thượng để duy trì và phát triển văn hóa, vì vậy văn hóa và ngôn ngữ bản địa sẽ bị thay thế bởi văn hóa và ngôn ngữ mang tính toàn cầu. Hãng Google tài trợ cho dự án bảo tồn ngôn ngữ này đấy!

3. Sáng tạo hủy diệt công nghệ.
Đệ tử:
-         Về mặt công nghệ, có khi nào sáng tạo/đổi mới hủy diệt công nghệ không, thưa sư phụ tiên sinh!
Sư phụ:
-         Sự thật là thế! Sáng tạo/đổi mới hủy diệt công nghệ (cũ) một cách tàn nhẫn vô nhân đạo!

Máy đánh chữ - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)


        
      Đĩa mềm - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)



Điện thoại cầm anten - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)



Xe hơi động cơ chân - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)



Xe đạp bánh giày - Một thời oanh liệt nay còn đâu.  (ảnh: nguồn Internet)




Máy tính vác vai - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)



Chảo thu sóng vệ tinh - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)




Máy may động lực chân - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)


Ắc quy di động - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)






Phà kép - Một thời oanh liệt nay còn đâu. (ảnh: nguồn Internet)

4. Sáng tạo hủy diệt kinh tế.
Đệ tử:
-         Về mặt kinh tế, có khi nào sáng tạo/đổi mới hủy diệt kinh tế không, thưa sư phụ tiên sinh!
Sư phụ:
-        Hãy xem ở bài viết về "Tính kinh tế của sáng tạo" nhé!


Khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp ăn cả vốn. (ảnh: nguồn Internet)



Mùa đau khổ của thương lái thời đồ đá. (ảnh: nguồn Internet)

5. Sáng tạo hủy diệt sinh vật.
Đệ tử:
-         Vào thời computer, ngành công nghiệp hóa học tạo ra hàng triệu chất mới mà trong thời đồ đá không hề có. Vậy chất nào nguy hiểm nhất đối với sự phát triển của con người, thưa sư phụ tiên sinh?
Sư phụ:
-         Nguy hiểm nhất là chất son môi dùng để trang điểm cho phụ nữ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng 50% lượng son trên môi phụ nữ lại dính vào môi của các quý ông. Nghiêm trọng hơn, hầu hết trẻ con chưa cai sữa cũng dính phải son môi!



Cơ chế lan truyền son môi! (ảnh: nguồn Internet)

-         Con người mong muốn thức ăn đẹp hơn, thơm hơn; muốn cơ thể khỏe hơn, xinh hơn nên các ngành công nghiệp tạo màu, tạo mùi, dược phẩm, mỹ phẩm vô cùng phát triển vào thời computer. Tuy con người không bị ăn thịt nhưng các yếu tố độc hại con người vẫn lãnh đủ vì đứng cuối trong chuỗi thức ăn.

Một chuỗi thức ăn. (ảnh: nguồn Internet) 
Đệ tử:

-         Tại sao tay phải của đàn ông lại to hơn tay trái, thưa sư phụ tiên sinh!
Sư phụ:
-         Con hậu đậu quá, có gì khó khăn với câu hỏi này đâu. Tay phải to hơn tay trái là do bấm bấm điện thoại di động! Bấm bấm cả ngày thì to là phải rồi!

Nỗi oan điện thoại di động! (ảnh: nguồn Internet)
Đệ tử:
-         Huynh đệ chúng con không đồng ý! Đàn ông đâu chỉ bấm bấm điện thoại di động. Tay phải đàn ông to hơn tay trái từ khi Eva ăn trái cấm đến nay, đổ tội cho một mình điện thoại di động sao được, thưa sư phụ tiên sinh!
Sư phụ:
-         Lẽ nào tại tình yêu cũng có lỗi trong chuyện này sao?
 ***
Trần Ngọc Truyền
----------------------------------------------------------------------------------------------
TRITRI.org - SÁNG TẠO ĐỔI MỚI
Thích ứng thay đổi * Chủ động sáng tạo * Dẫn dắt thành công
BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ cũ link                 BÀI VIẾT sáng tạo: link

BÀI GIẢNG sáng tạo: bộ mới link             HÌNH ẢNH sáng tạo: link

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét